Hội từ thiện
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CHÙA LÂM QUANG - Q.8 TP.HCM

Go down

CHÙA LÂM QUANG - Q.8 TP.HCM Empty CHÙA LÂM QUANG - Q.8 TP.HCM

Bài gửi  Admin Fri Nov 06, 2009 11:58 pm

CHÙA LÂM QUANG - Q.8 TP.HCM

Chùa Lâm Quang là địa điểm mà hội từ thiện kết hợp cùng Nikonvn thường đến trong chương trình "Trẻ em vui xuân - Người già ấm Tết". Đến với các cụ 1 năm dù chỉ 1 lần, nhưng đọng lại ở mỗi người là sự quý mến và thương các cụ. Các cụ đã già yếu, lại có hoàn cảnh đáng buồn. Báo chí viết về chùa Lâm Quang cũng khá nhiều nhưng phải đến tận nơi, ngồi tận giường của các cụ, nắm lấy bàn tay gân guốc của các cụ, mọi người mới hiểu....

Hiểu và yêu thương ba mẹ ông bà mình nhiều hơn nữa. Tự hứa với lòng rằng sẽ không người già nào trong gia đình mình lâm vào hoàn cảnh này. Thương các cụ níu tay không cho mình về, thương các cụ nói mình hát nữa, kêu mình kể chuyện, xoa đầu và nắm lấy bàn tay mình...
Lần nào đến cũng có bạn khóc. Người thì nói nhớ ngoại - nội của mình, người thì xúc động vì nhiều cụ không thể đi lại thậm chí tự ăn uống, có người chỉ mong những món quà của IVC đem đến phần nào giúp cho các cụ đời sống thoải mái và khỏe mạnh hơn.

Dưới đây là 1 bài báo viết về chùa Lâm Quang và một số hình ảnh về các cụ.

CHÙA LÂM QUANG
Ngôi nhà chung của những mảnh đời cơ cực
CHÙA LÂM QUANG - Q.8 TP.HCM Toancanh2
Một góc khác trên lầu
CHÙA LÂM QUANG - Q.8 TP.HCM Toancanh1
Lâm Quang – đó là tên một ngôi chùa ở bến Bình Đông phường 14, quận 8 mà khi đến đó, chúng tôi mới cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc trong cái tên của nó. Chùa Lâm Quang đúng là một nơi ngập tràn ánh sáng, ánh sáng của lòng từ bi nhân ái, luôn soi rọi đến từng góc khuất của những mảnh đời lầm than, cơ cực...

Cụ Nguyễn Thị Thảo (72 tuổi) bồi hồi nhớ lại: “Ngày trước, tôi cũng có nhà cửa đàng hoàng lắm chứ, nhưng từ khi đứa con trai nghiện ma túy, tất cả đồ đạc trong nhà lần lượt đội nón ra đi. Cuối cùng, khi không còn gì đáng giá, nó đuổi luôn tôi ra đường và kêu người đến bán cả căn nhà. Tưởng phải bỏ thân nơi đầu đường xó chợ nhưng may mắn nhờ người quen chỉ giúp, tôi đến xin tá túc tại chùa Lâm Quang. Các ni sư ở đây tốt lắm, không những cho ở chung mà còn lo cả đến miếng cơm manh áo cho mình”. Cụ Thảo chưa kịp dứt lời thì cụ Ngô Quân (78 tuổi) đã tiếp: “Mỗi lần ai trong chúng tôi đi nằm viện về là mỗi lần chùa Lâm Quang có thêm thành viên mới”. Thấy sự ngạc nhiên của tôi, cụ Quân tiếp tục kể: “Cách đây khá lâu, tôi đi nằm viện, cùng phòng với tôi có bà cụ Mai (77 tuổi) không ai thăm nom, hết ngày này sang ngày khác chỉ ăn bằng phần cơm thừa của người nhà bệnh nhân mang lên. Thấy vậy, các ni sư liền quyết định đưa cụ Mai về chùa nuôi dưỡng”. Chuyện “đi một về hai”, thậm chí về ba đã trở nên quen thuộc với những thành viên của chùa. Đến nay, chùa Lâm Quang (Bến Bình Đông, phường 14, quận Cool là mái ấm tràn ngập tình thương của hơn 31 cụ bà với 31 cảnh đời neo đơn khác nhau.

Sư cô Thích nữ Huệ Tuyến, chủ nhân mái ấm, tâm sự: “Hồi mới về chùa, hễ thấy bà cụ nào lang thang ngoài đường bán vé số, bán nhang… tôi đều đến hỏi han gia cảnh cặn kẽ. Nếu cụ nào đau ốm bệnh tật mà còn không có chỗ trú nắng trú mưa, tôi đều dẫn về chùa cho tá túc. Thâm tâm tôi lúc nào cũng nghĩ, thấy người ăn xin ngoài đường mình còn thương, huống gì lại là những người già cả”. Với suy nghĩ ấy của sư cô Huệ Tuyến, những con người gần đất xa trời, bị con cháu hắt hủi, ghẻ lạnh đều được cưu mang. Bà Lưu Thị Bích (82 tuổi) nghẹn ngào kể: “Không những cho chỗ che mưa che nắng, các sư cô ở chùa còn chu toàn từ miếng cơm manh áo cho chúng tôi. Sáng sớm, các ni cô ra chợ Mai Xuân Thưởng xin rau về nấu ăn. Nhiều khi có thức ăn gì ngon, các cô đều nhường cho chúng tôi. Nghĩa tình đó không biết khi nào trả hết”. Thế nhưng, không phải cụ bà nào cũng mạnh khỏe, tự lo được cho mình. Hiện tại, trong chùa có 6 cụ bà bị tai biến mạch máu não phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều trông cậy vào sư cô Huệ Tuyến, từ việc cho ăn, cho uống thuốc đến việc vệ sinh. Mỗi khi trái gió trở trời, cụ nào đau yếu hay bệnh cũ tái phát, sư Tuyến liền mời bác sĩ về tận chùa khám và chữa bệnh. Khó có thể tưởng tượng ra cuộc sống của bấy nhiêu con người được cưu mang trong chùa Lâm Quang mấy năm qua đều do sự “tự lực cánh sinh” của tập thể ni sư. Ngoài khoản tiền công quả, các ni sư phải tạo thêm thu nhập bằng cách dựng quán bán những móùn chay mỗi khi rằm tới, xe nhang đem bán từng nhà. Mỗi khi có sự kiện đột xuất như đưa các cụ đi viện hay phải lo hậu sự cho các cụ chẳng may vắn số, các cô phải đi vận động mạnh thường quân hoặc xin khất lại để được “trả từ từ”. Tuy nhiên, những khó khăn đó không hề làm nản lòng các cô. Hiện tại, sư cô Huệ Tuyến đang cho xây thêm một gian nhà nhỏ phía sau chùa để đưa các cụ vào trong nằm. Bởi theo sư cô thì “số cụ đến ngày càng nhiều, mà để các cụ nằm tràn ra hành lang như hiện nay thì tội lắm”.

8 năm trôi qua kể từ ngày sư cô Huệ Tuyến về chùa, có rất nhiều cụ già mới đến mà cũng không ít người ra đi. Chỗ trống chưa nguội hơi người thì đã có những số phận đáng thương khác lấp vào. Cứ thế, những mảnh đời đáng thương đã có một ngôi nhà chung tràn đầy tình người mà ở đó, tất cả họ đều nhận được niềm an ủi cuối đời từ những bàn tay nhân ái.


------------------------------------------------------------------

Chùa Lâm Quang: Ngôi Nhà Chung Của Những Mảnh Đời Cơ Cực
Sư cô Thích Nữ Huệ Tuyến
Chùa Lâm Quang
301-117H/ 70 Bến Bình Đông Phường 14 Quận 8
Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện Thoại: 8549467
E-mail: dieuson79@yahoo.com
Information: http://www.thuvienhoasen.org/ttxh-chualamquang.htm
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 5
Join date : 06/11/2009
Age : 14

https://hoituthien.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết